Tháo mũi đã nâng, những điều mà bạn cần biết

Phẫu thuật sửa mũi giúp bạn cải thiện được những khuyết điểm của mũi, mang lại cho bạn một chiếc mũi đẹp hoàn hảo. Tuy nhiên không phải ca phẫu thuật nâng mũi, sửa mũi nào cũng thành công tốt đẹp mà có thể xảy ra những rủi ro không mong muốn hoặc dáng mũi sau nâng không như mong đợi. Khi ấy bạn cần tháo mũi đã nâng, vậy hãy tìm hiểu những điều cần biết về tháo mũi đã nâng trong bài viết hôm nay nhé.  

1. Các trường hợp cần tháo mũi đã nâng 

  • Dáng mũi sau nâng không hài hòa với gương mặt: Cụ thể trường hợp hay gặp nhất là dáng mũi bị nâng quá cao so với gương mặt. Lý do là vì khách hàng chạy theo xu hướng hoặc tham khảo các dáng mũi không phù hợp trước khi tiến hành phẫu thuật. Bên cạnh đó là sự thiếu tư vấn từ bác sĩ chuyên môn hoặc tay nghề của bác sĩ không tốt. Mũi quá cao không những ảnh hưởng đến khách hàng theo góc độ thẩm mỹ mà còn nâng cao nguy cơ làm mỏng và căng da vùng sống mũi, gây ra biến chứng bóng đỏ. Tốt nhất, bạn nên chọn dáng mũi tự nhiên và nên tiến hành thay đổi sụn nâng nếu mũi quá cao. Ngay từ đầu bạn nên lựa chọn những địa chỉ phẫu thuật nâng mũi uy tín và chất lượng để ngăn chặn những rủi ro như này có thể xảy ra.

  • Mũi lệch, vẹo, bị nhiễm trùng, bị hỏng sau nâng: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: phẫu thuật hỏng, tay nghề bác sĩ kém, quy trình không đảm bảo, chế độ chăm sóc sau nâng chưa đúng cách hoặc do cơ địa của người nâng mũi. Dù là  lý do chủ quan hay khách quan thì đây là tình trạng cần khắc phục càng sớm càng tốt. Ngoài yếu tố thẩm mỹ khiến bạn không nên giữ dáng mũi hỏng mà tình trạng sưng tấy, nhiễm trùng nếu kéo dài sẽ ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Giải pháp cần thiết ngay lúc này dành cho bạn là tháo bỏ sụn mũi đã phẫu thuật.
  • Dáng mũi đã nâng không được như ý: Có thể sau khi thực hiện nâng mũi dáng mũi đó không được như mong đợi của bạn hoặc theo thời gian và nhu cầu sở thích mà dáng mũi cũ không còn phù hợp nữa. Lúc này bạn có thể tháo mũi nâng để thay đổi sang kiểu dáng mà bạn muốn. Tuy nhiên, bạn không nên sửa lại mũi nhiều lần vì sau mỗi lần sửa nguy cơ thất bại sẽ tăng cao và khả năng gặp biến chứng cũng dễ xảy ra hơn.

2. Tháo mũi đã nâng có đau không? giá bao nhiêu?

Tháo bỏ sụn nâng là một quy trình khá đơn giản và không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của người thực hiện. Thông thường bạn sẽ được gây tê tại chỗ khi tiến hành tháo bỏ sụn, do đó sẽ không cảm thấy đau trong suốt quá trình thực hiện. Sau khi thuốc tê hết tác dụng bạn có thể cảm thấy đau do việc nâng và tháo sụn đều can thiệp trực tiếp đến cấu trúc mũi. Tuy nhiên, cảm giác đau nhiều hay ít sẽ còn phụ thuộc vào các yếu tố như: thời điểm tháo sụn mũi, vật liệu dùng nâng mũi, phương pháp nâng mũi.…

Nhìn chung một ca tháo sụn mũi có giá từ 5 – 7 triệu đồng. Sau khi tháo bạn sẽ được loại bỏ 100% sụn ra khỏi cơ thể và cố định lại dáng mũi cũ. Ngoài ra, chi phí có thể tăng thêm nếu bạn kết hợp loại sụn và tái thiết lại mũi. Các trường hợp này thường do đa chấn thương, vỡ sụn ảnh hưởng tới toàn cấu trúc mũi.

3. Những ảnh hưởng khi tháo mũi đã nâng

  • Ảnh hưởng về mặt sức khỏe: Quá trình tháo sụn mũi không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bởi đây không phải kỹ thuật phức tạp, chỉ diễn ra trong khoảng thời gian chưa đầy 30 phút.
  • Ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ: Nếu chỉ thực hiện nâng mũi đơn thuần thì sau khi tháo sụn mũi sẽ trở lại gần như nguyên trạng so với mũi trước khi nâng. Còn nếu bạn chỉnh sửa nâng sống mũi, thu hẹp cánh mũi, gọt đầu mũi, can thiệp xương… thì việc tháo sụn mũi sẽ khiến mũi của bạn bị thấp hơn rõ rệt so với tình trạng ban đầu.

Trên đây là những chia sẻ về tháo mũi đã nâng và những điều bạn cần biết. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn các trường hợp cần tháo sụn mũi cũng như ảnh hưởng của việc tháo mũi đã nâng. Theo dõi Bệnh viện thẩm mỹ Seoul để cùng tìm hiểu các chủ đề thú vị khác nhé.